Khách hàng bị tổn thương da vùng mặt sau khi sử dụng mỹ phẩm do đại lý của STBE Group phân phối

(CHG) Sau khi khách hàng sử dụng một số mỹ phẩm do đại lý của Công ty Cổ phần Tập đoàn quốc tế STBE phân phối, có hiện tượng sưng tấy, phù nề, bỏng rát và tổn thương da vùng mặt. Người tiêu dùng nghi ngờ một số sản phẩm của đại lý này có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu của Dr Allis?

Xem chi tiết
Đắk Nông: Xử phạt và buộc tiêu huỷ hàng trăm sản phẩm mỹ phẩm nhập lậu

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Đắk Nông trong 3 tháng đầu năm 2024, kiểm tra xử lý 07 vụ vi phạm, xử phạt hành chính với số tiền là 64.000.000 đồng và buộc tiêu huỷ 907 đơn vị mỹ phẩm các loại không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
Tạm giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu và giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Trị kiểm tra, phát hiện tạm giữ hơn 1.200 sản phẩm là mỹ phẫm, thực phẩm nhập lậu và hàng hoá giả mạo nhãn hiệu, với tổng trị giá là 82.650.000 đồng.

Xem chi tiết
STBE Group ngang nhiên kinh doanh mỹ phẩm khi chưa được cấp phiếu công bố

LTS: Mỹ phẩm là mặt hàng kinh doanh có điều kiện tại Việt Nam. Vì vậy, trước khi đưa hàng hóa ra thị trường, thương nhân chịu trách nhiệm về sản phẩm phải có trách nhiệm công bố lưu hành mỹ phẩm. Điều đó đảm bảo mỹ phẩm đáp ứng tiêu chuẩn và không gây hại cho người sử dụng, đồng thời kiểm soát, ngăn chặn các hành vi đưa hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng ra thị trường. Các tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm mỹ phẩm ra thị trường phải tiến hành công bố sản phẩm mỹ phẩm tại Cục Quản lý dược Việt Nam trước khi đưa sản phẩm ra lưu hành trên thị trường. Quy định của pháp luật là rất chặt chẽ và hướng tới việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cũng như quyền lợi của các doanh nghiệp. Điều đó cũng giúp các doanh nghiệp kiểm soát nghiêm ngặt quy trình sản xuất, nhập khẩu mỹ phẩm, cũng như định hướng kinh doanh và tạo ra “sân chơi” lành mạnh giữa các doanh nghiệp. Quy định của pháp luật là rất chặt chẽ, tuy nhiên, một số đơn vị sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm vì chút lợi nhuận, sẵn sàng lưu hành số lượng lớn hàng hóa chưa đủ điều kiện lưu hành sản phẩm, tiềm ẩn nhiều rủi ro về an toàn sức khỏe người tiêu dùng, Công ty Cổ phần Tập đoàn quốc tế STBE là một minh chứng cụ thể.

Xem chi tiết
STBE Group có đang “huyễn hoặc” khi cho rằng sản phẩm mỹ phẩm Melasma TCA "dùng điều trị kỹ thuật"?

(CHG) Theo quy định, các từ mang ý nghĩa như "trị", "điều trị", "chữa trị" sẽ không được phép sử dụng trong việc công bố tính năng cũng như đặt tên sản phẩm mỹ phẩm. Thế nhưng tại phần ghi nhãn phụ về hướng dẫn sử dụng của sản phẩm Melasma TCA, do Công ty Cổ phần Tập đoàn quốc tế STBE nhập khẩu và phân phối lại ngang nhiên ghi dòng chữ: “dùng điều trị kỹ thuật”. Phải chăng đơn vị này đang “quá lố” khi tự “huyễn hoặc” sản phẩm trên như một loại dược phẩm có công dụng điều trị, nhằm lừa dối người tiêu dùng?

Xem chi tiết
Xử phạt hành chính 2 doanh nghiệp kinh doanh hàng nhập lậu

(CHG) UBND tỉnh Bình Dương ban hành Quyết định xử phạt hành chính 2 doanh nghiệp về hành vi cố ý tàng trữ hàng hóa nhập lậu và kinh doanh mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, với tổng số tiền là 370.000.000 đồng.

Xem chi tiết
Xử phạt 100 triệu đồng doanh nghiệp kinh doanh mỹ phẩm nhập lậu

(CHG) UBND tỉnh Bình Dương vừa ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền xử phạt 100 triệu đồng đối với 01 doanh nghiệp kinh doanh mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
TP. Hồ Chí Minh: Vì sao mỹ phẩm Lê Vân, FPT Long Châu, Pharmacity, Nhà thuốc An Khang bị xử phạt nặng?

Thanh tra Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh vừa công bố danh sách các nhà thuốc, công ty dược phẩm, mỹ phẩm bị kiểm tra và xử phạt trong tháng 1/2024 trên địa bàn.

Xem chi tiết
Xử phạt một cơ sở kinh doanh mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Gia Lai xử phạt một cơ sở kinh doanh hàng hóa (mỹ phẩm) không rõ nguồn gốc xuất xứ, với số tiền 42.500.000 đồng.

Xem chi tiết
Hệ thống mỹ phẩm Xuân Trang có đang vi phạm các quy định của pháp luật?

LTS: Pháp luật quy định: việc ghi nhãn phụ hàng hóa thực hiện theo quy định tại Điều 8 Nghị định 43/2017/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 111/2021/NĐ-CP), theo đó: Nhãn phụ sử dụng đối với hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 43/2017/NĐ-CP. Bên cạnh đó, nhãn phụ phải được gắn trên hàng hóa hoặc bao bì thương phẩm của hàng hóa và không được che khuất những nội dung bắt buộc của nhãn gốc. Hai nghị định trên đã trực tiếp giúp cho người tiêu dùng, cũng như cơ quan chức năng nhận biết (mặt cảm quan) về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm nhập khẩu (thông qua nhãn phụ tiếng Việt). Đồng thời vạch trần những tổ chức, cá nhân lợi dụng tâm lý sính hàng ngoại của người tiêu dùng để đưa hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng nhập lậu vào bày bán nhằm trục lợi. Không chỉ bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, Nghị định 43/2017/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 111/2021/NĐ-CP) cũng góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ trực tiếp những đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh chân chính, cũng như tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các đơn vị kinh doanh hàng tiêu dùng nhập khẩu. Cùng với đó giúp các doanh nghiệp tránh được một số đơn vị đầu mối phân phối cố tình trà trộn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng nhập lậu... vào địa điểm kinh doanh. Vì lẽ đó, vai trò của hai nghị định trên vô cùng quan trọng. Pháp luật quy định là vậy, tuy nhiên tại nhiều cơ sở, đơn vị kinh doanh hàng tiêu dùng nhập khẩu vẫn đang bất tuân, không chấp hành việc ghi nhãn phụ tiếng Việt đối với hàng hóa nhập khẩu. Thậm chí có những đơn vị, doanh nghiệp vi phạm diện rộng, theo chuỗi hệ thống... Ví dụ hệ thống kinh doanh mỹ phẩm Xuân Trang với 07 cửa hàng tại tỉnh Lâm Đồng là một điển hình. Điều đó không chỉ gây hoang mang cho người tiêu dùng tại tỉnh này, mà còn gây nhiều lo lắng cho người tiêu dùng là khách du lịch.

Xem chi tiết

Trang 1/14